Phòng ngừa Tiểu đường loại 2

Khởi phát bệnh tiểu đường loại 2 có thể bị trì hoãn hoặc ngăn ngừa thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục đều đặn.[60][61] Việc thực hiện tuân thủ lối sống lành mạnh có thể giảm thiểu rủi ro đi một nửa.[24][62] Lợi ích của việc tập thể dục mang lại rõ ràng bất kể trọng lượng ban đầu hoặc giảm cân sau đó của người thực hiện.[63] Mức độ hoạt động thể chất cao làm giảm nguy cơ đái tháo đường khoảng 28%.[64] Tuy nhiên, bằng chứng về lợi ích của sự thay đổi chế độ ăn uống là rất hạn chế,[65] với một số bằng chứng cho chế độ ăn nhiều rau xanh lá[66] và một số hạn chế lượng thức uống có đường.[32] Ở những người có khả năng dung nạp glucose kém, chế độ ăn uống và tập thể dục riêng rẽ hoặc kết hợp với metformin hoặc acarbose có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.[24][67] Việc thực hành lối sống lành mạnh mang lại hiệu quả hơn sử dụng thuốc metformin.[24] Một đánh giá năm 2017 cho thấy, thay đổi lối sống về lâu dài giúp giảm nguy cơ mắc bệnh 28%, trong khi sử dụng thuốc không làm giảm nguy cơ sau khi ngừng sử dụng.[68] Trong khi mức độ thiếu vitamin D có liên quan đến tăng nguy cơ đái tháo đường, việc điều chỉnh mức độ bằng cách bổ sung thêm vitamin D3 không cải thiện nguy cơ đó.[69]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiểu đường loại 2 http://adsabs.harvard.edu/abs/2016Natur.535..376P http://www.ahrq.gov/downloads/pub/evidence/pdf/imp... http://diabetes.niddk.nih.gov/ http://www.diabetes.niddk.nih.gov/dm/pubs/mody/ http://www.niddk.nih.gov/health-information/health... http://www.niddk.nih.gov/health-information/health... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2654180 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2699715 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2769984 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2797383